Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tin Hoa Kỳ 7.16.2008

Go down 
Tác giảThông điệp
_MR_B0I_
Quản Lý Diễn Đàn
Quản Lý Diễn Đàn
_MR_B0I_


Tổng số bài gửi : 6255
Group: : Adminstrator
Registration date : 21/11/2006

Tin Hoa Kỳ 7.16.2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tin Hoa Kỳ 7.16.2008   Tin Hoa Kỳ 7.16.2008 EmptyThu Jul 17, 2008 7:49 am

Tin Hoa Kỳ 7.16.2008

Tin Hoa Kỳ 7.16.2008 Nhungnguoibanvt2yx8
Reuter

Kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn trì trệ
Lên tiếng trong buổi điều trần trước Ủy Ban Ngân Hàng Thượng Viện, Chủ tịch Quĩ Dự trữ Liên bang Bernanke nói rõ rằng chính sách tiền tệ nhắm mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế và chống lạm phát. Ông không đưa ra một chỉ dấu nào cho thấy sẽ có thay đổi gì về lãi suất trong tương lai. Nhân vật đứng đầu Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ nói với các nhà lập pháp rằng những khó khăn mà nền kinh tế Hoa Kỳ đang phải đối phó đã trở nên nghiêm trọng hơn, so với nhiều năm trước đây, và vì vậy tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chậm hơn mức dự đoán trước đây. Chủ tịch Quĩ Dự trữ Liên bang nói: “Từ giờ cho đến cuối năm nay, đà gia tăng sản xuất có phần chắc thấp hơn tỉ lệ lẽ ra đạt được theo chiều hướng dự đoán, nguyên nhân chính là vì tình trạng suy sụp của thị trường nhà đất, giá năng lượng tăng và các điều kiện về tín dụng yếu kém. Theo dự phóng mức tăng trưởng sẽ tăng dần trong 2 năm tới khi thị trường nhà đã xuống hết mức, và sẽ khởi sự một thời kỳ hồi phục chậm, và đồng thời các vấn đề về tín dụng từ từ được cải thiện.”


Chủ tịch Quĩ Dự trữ Liên bang nói rằng viễn cảnh kinh tế đứng trước nguy cơ có thể xuống dốc, chính là vì tình hình bất ổn của giá dầu trong tương lai, giá này đã tăng 50% trong năm nay và coi như đã tăng trên 500% nếu tính từ đầu thập kỷ này. Chủ tịch Bernanke nói: “Theo xét đoán hợp lý nhất của chúng tôi thì sự tăng vọt của giá dầu chủ yếu là do số cầu ở cấp cơ sở tăng mạnh, trong khi các điều kiện về số cung trên các thị trường dầu trên thế giới đang bị siết lại. Từ nhiều năm gần đây, kinh tế thế giới đã đạt mức tăng trưởng nhanh nhất so với mấy chục năm qua, vì thế số cầu về dầu gia tăng đáng kể.” Ông Bernanke nói rằng đồng đôla yếu có lẽ cũng là một yếu tố góp phần nào vào việc giá dầu tăng vọt. Bộ Lao Động Mỹ báo cáo rằng giá xăng và lương thực, thực phẩm tăng vọt đã đẩy giá cả các mặt hàng sản xuất trong tháng Sáu tăng 1,8% và như vậy đã tăng 9,2% trong 12 tháng qua, tức là tỉ lệ cao nhất tính từ năm 1981 đến này.


Chỉ số Dow Jones, S&P rớt mạnh vì các lo ngại về tình trạng các ngân hàng, giá dầu thô xuống 6 đôla
Chỉ số Dow Jones hôm qua khép lại dưới 11,000 điểm, lần đầu tiên trong vòng 2 năm, trong khi giá dầu thô rớt xuống hơn 6 đôla, một vụ sụt giá lớn nhất trong vòng 17 năm nay. Cổ phiếu của General Motors, một thành phần của Dow Jones, cũng xuống hơn 4 phần trăm thành 8.99 đôla sau khi công ty tuyên bố tái cấu trúc, và sẽ ngưng chia lãi để củng cố tài chánh của hãng. Giá dầu giảm khá nhiều trong khi có nhiều lo ngại là hoạt động kinh tế chậm lại sẽ dẫn đến số cầu sản phẩm này giảm xuống. Trong phiến giao dịch trên thị trường New York hôm qua, đã có lúc giá dầu giảm xuống hơn 9 đô la một thùng. Đây là lần hạ giá nhiều nhất trong một ngày trong 17 năm qua. Sau đó giá đã tăng lên lại, và vào lúc kết thúc ngày giao dịch giá một thùng dầu là 138 đôla 69 cent một thùng, tức là hạ 4 đôla 50 cent so với phiên giao dịch trước. Dầu hạ giá khi Chủ tịch Quĩ Dự trữ Liên bang Ben Bernanke nói với các nhà lập pháp rằng Hoa Kỳ đang trực diện cùng một lúc với 2 mối đe dọa: lạm phát và tăng trưởng đang bị chậm lại. Thứ Sáu tuần qua, giá dầu đã tăng đến mức kỷ lục là 147 đôla 27 cent một thùng trên thị trường New York.

Tổng thống Bush tỏ ra lạc quan về kinh tế Mỹ
Tổng thống Bush kêu gọi các nhà lập pháp hãy nhanh chóng chấp thuận dự luật hỗ trợ tài chính cho 2 công ty cho vay tiền mua nhà lớn nhất của nước Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac, và ông cũng bày tỏ lạc quan rằng Hoa Kỳ sẽ vượt qua cơn khủng hoảng về tín dụng. Nhà lãnh đạo Mỹ đã nói đến vấn đề này trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, tại Tòa Bạch Ốc trong một nỗ lực nhằm trấn an dân Mỹ, và các nhà đầu tư rằng biện pháp của chính phủ sẽ giúp ổn định các thị trường tài chính. Ông nói rằng mặc dù đang trải qua một thời kỳ khó khăn, ông vẫn tin rằng Hoa Kỳ sẽ vượt qua giai đoạn này. Nhà lãnh đạo Mỹ nói: “Chúng ta có thể tin tưởng vào nền tảng lâu đời của nền kinh tế của chúng ta, và tôi tin rằng chúng ta sẽ vượt qua thách thức này để hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Mặc dù cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba tập trung vào các vấn đề kinh tế, tuy nhiên Tổng thống Bush cũng đã trả lời các câu hỏi về Iraq, Afghanistan và các vấn đề khác. Khi được hỏi về các đề nghị giảm binh sĩ Mỹ ở Iraq, Tổng thống Bush nói rằng ông sẽ không đề ra bất kỳ thời biểu nào, hoặc đồng ý với bất cứ thời biểu nào về việc rút quân mà không dựa trên phán đoán cần quan tâm của các tư lệnh quân đội tại đó. Ông không thảo luận một cách trực tiếp về bất cứ sự điều chỉnh nào về số binh sĩ hỗ trợ cho chính phủ Afghanistan, nhưng ông nói rằng các nỗ lực quân sự của Mỹ ở Iraq diễn tiến tốt hơn ở Afghanistan, nơi mà binh sĩ Mỹ đang đương đầu với một kẻ thù nguy hiểm và tàn bạo.

Ông Barack Obama phác họa chiến lược chấm dứt chiến tranh Iraq

Ứng cử viên Tổng thống đảng Dân Chủ Barack Obama hôm qua nói rằng sự tập trung chỉ vào chiến tranh Iraq đang làm Hoa Kỳ quên lãng các mối đe dọa khác, và ông Obama hứa là sẽ chấm dứt chiến tranh Iraq và hướng các nỗ lực về việc chiến đấu với nhóm al-Qaeda và quân Taliban tại Afghanistan. Đối chọi với ý kiến của đối thủ Cộng Hòa John McCain trong cuộc chạy đua vào tòa Bạch Cung, ông Obama nói là việc đưa quân sang chiến trận Iraq đã làm suy yếu cả nền an ninh của nước Mỹ, lẫn thế đứng của quốc gia này trên thế giới. Ông phát biểu nguyên văn như sau: “Nếu lãnh đạo nước Mỹ, tôi sẽ đặt công việc tiêu diệt al-Qaeda và Taliban lên ưu tiên hàng đầu. Đây mới chính là cuộc chiến mà chúng ta phải thắng”. Các hứa hẹn giải quyết về chiến tranh Iraq sẽ là trung tâm điểm vận động cho cuộc bầu cử vào tháng 11 này, giữa ứng viên John McCain, một người luôn biện hộ cho cuộc chiến Iraq và ông Barack Obama, một người chống đối chiến tranh Iraq ngay từ thuở ban đầu.

Ông Obama đã chỉ trích ông McCain theo vết chân của tổng thống Bush, coi cuộc chiến tại Iraq là trung tâm điểm chống khủng bố. Ông Obama nói ông theo đuổi một chính sách mới để bảo đảm nền an ninh quốc gia, một chính sách đối ngoại mới với các quốc gia trên thế giới đang bị chia rẽ vì chiến tranh. Trong khi đó thì ông John MCCain đã chỉ trích Obama về tính cách “tiền hậu bất nhất” trên chính sách Iraq, kể từ khi ông này bắt đầu vận động bầu cử tổng thống. Ông Obama còn hứa là sẽ bắt đầu những nỗ lực mới để đoạt các vật liệu hạt nhân từ tay các nhóm khủng bố và các quốc gia xấu, đồng thời cố gắng tạo áp lực trên chương trình hạt nhân của Iran. Ông Obama cũng muốn các chiến lược quân sự phải được điều chỉnh linh hoạt, sau khi ông gặp gỡ vói các vị chỉ huy tại Iraq. Ông nói sự khác biệt giữa ông và ông McCain rất rõ rệt về chính sách đối ngoại và an ninh quốc nội.

Mỹ nói chỉ trích của Nga về hệ thống phi đạn của Mỹ tại Châu Âu là phi lý
Một viên chức cao cấp bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ yêu cầu chính phủ Nga biện minh về những lời lẽ ngày càng tỏ ra thù địch đối với kế hoạch xây lá chắn hỏa tiễn của Mỹ tại đông Âu. Chuẩn tướng Henry Obering, cục trưởng cục Phòng vệ Hỏa Tiễn tại Bộ Quốc Phòng nói với giới báo chí tại Washington rằng 10 hỏa tiễn nghênh cản mà Hoa Kỳ định thiết lập tại Ba Lan sẽ không mang chất nổ hoặc đầu đạn, và không thể đe dọa đến nước Nga. Trước đó, Tổng Thống Nga ông Dmitri Medvedev tuyên bố tại Moscow rằng nếu kế hoạch của Hoa Kỳ được thực hiện, sẽ gây phương hại đến thì các hiệp định về an ninh hiện có tại châu Âu, và có thể dẫn các hiệp định này đến chỗ tan vỡ. Nhà lãnh đạo Nga nói rằng hành động này sẽ chỉ làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn và buộc Nga phải có phản ứng. Lập luận của Hoa Kỳ là các phi đạn này sẽ giúp bảo vệ Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu chống lại các vụ tấn công của Iran nếu xảy ra.

Hoa Kỳ sẽ tham gia hội đàm về Iran
Một viên chức hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ tới tham dự hội đàm nhằm thuyết phục Iran ngừng chương trình làm giàu nguyên tử của nước này. Phụ tá ngoại trưởng William Burns sẽ đi Thụy Sỹ cùng với trưởng ban đối ngoại Châu Âu Javier Solana để nhận phản hồi của Iran về đề xuất của LHQ. Hoa Kỳ nói ông Burns sẽ không có tiếp xúc riêng với đại diện Iran Saeed Jalili, và chỉ có mặt ở đó để lấy thông tin mà thôi. Giới bình luận thời cuộc cho đây là hành động tham gia đầu tiên dưới thời Tổng thống Bush và cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ về chính sách. Iran bác bỏ tất cả các thông tin về vũ khí hạt nhân, nhưng không tuân theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an về việc ngừng làm giàu uranium. Trong quá khứ, chính quyền Bush từng nói rõ sẽ không có đàm phán gì với Tehran chừng nào Iran chưa ngừng chương trình làm giàu uranium của mình. Nay dường như sẽ có một cuộc gặp cho dù điều kiện đặt ra vẫn không được thỏa mãn. Mỹ nói sự hiện diện của ông Burns là nhằm thể hiện sự đoàn kết của phương Tây và tái khẳng định rằng điều kiện đàm phán vẫn được giữ nguyên, là Iran phải ngừng các hoạt động làm giàu trước khi có thể trông đợi các cuộc tiếp xúc. Ý nghĩa của sự kiện mới này sẽ rõ ràng hơn sau cuộc hội đàm tại Geneva vào thứ Bảy tới.

Wolkswagen xây một nhà máy lớn tại Hoa Kỳ

Volkswagen (VW) , tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất Châu Âu vừa công bố sẽ đầu tư 1 tỷ Mỹ kim, xây dựng nhà máy xe hơi đầu tiên của công ty này tại Mỹ, nhằm đối phó với euro lên giá so với đô la. Giám đốc điều hành Martin Winterkorn cho biết thị trường Mỹ giữ vai trò quan trọng trong chiến lược của công ty. Nhà máy VW sẽ đặt tại Chattanooga, tiểu bang Tenessee và bắt đầu hoạt động vào năm 2011. Công ty của Đức này đã có một nhà máy tại Mexico nhưng không đủ cung cấp cho thị trường Bắc Mỹ, nơi VW đang có 2% thị phần. VW đặt mục tiêu tăng gấp ba thị phần trong 10 năm và sẽ sản xuất dòng sedan cỡ trung dành riêng cho thị trường Mỹ. Trong khi đó tập đoàn khổng lồ của Mỹ General Motors (GM) thông báo quý hai bị lỗ và đưa ra chương trình tái cấu trúc, cắt giảm chi phí để đối phó với doanh thu sụt giảm. GM đã cắt số lượng nhân viên 40.000 người và đóng cửa nhiều nhà máy do thua lỗ đã lên đến 54 tỉ Mỹ kim kể từ 2005.
Về Đầu Trang Go down
http://viet.darkbb.com
 
Tin Hoa Kỳ 7.16.2008
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tin Quốc Tế 7.3.2008
» Tin Quốc Tế 6.20.2008
» Tin Hoa Kỳ 6.20.2008
» Tin Quốc Tế 6.23.2008
» Tin Hoa Kỳ 6.23.2008

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Giao Lưu - Giải Trí :: Tin Tức - Quản Trị Mạng-
Chuyển đến